Lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị vàng là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Hiện tượng da và mắt ở trẻ sơ sinh bị vàng ngày càng phổ biến, nhiều phụ huynh lần đầu làm cha mẹ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ với điều này. Để tìm hiểu xem hiện tượng này có nguy hiểm không, nguyên nhân vì sao, dấu hiệu là gì và cách giải quyết như thế nào hãy cùng Physiodose theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân mắt trẻ sơ sinh bị vàng

Hiện tượng lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị vàng thường có thể xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

1.1. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị vàng mắt

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng là tình trạng kết mạc (lòng trắng mắt) có màu vàng, thường gặp ở trẻ sinh non và đủ tháng. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của hiện tượng này và thường xuất hiện trong tháng đầu tiên sau khi sinh, nhất là 2 tuần đầu, và là một trong những biểu hiện của hội chứng vàng da.

mắt trẻ sơ sinh bị vàng
Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh bị vàng

Đối với những trẻ có màu da ngăm đen hay đỏ hồng thường khó phát hiện hơn. Các mẹ có thể kiểm tra bằng một số biểu hiện đi kèm như vàng da, phân nhạt màu (thường có màu vàng hoặc cam), nước tiểu đậm màu (thường sẽ không có màu), vàng lòng bàn chân, bàn tay…

Các triệu chứng thường xuất hiện và hết trong 2 – 3 tuần đầu sau khi sinh và tự hết. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể vàng da do bệnh lý nếu triệu chứng vàng da xuất hiện trong 24h sau sinh, kèm theo biểu hiện trẻ bị co giật, bỏ bú… Hiện tượng vàng da không hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ thiếu tháng. Các mẹ không nên chủ quan và cần quan sát kĩ biểu hiện của trẻ để có các biện pháp chữa trị kịp thời.

1.2. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng vàng mắt ở trẻ

Khi trẻ mới sinh, các cơ quan chưa phát triển hoàn toàn nên chưa thể đào thải bilirubin (là sắc tố mật, chỉ số được quan tâm khi xét nghiệm máu), dẫn tới tình trạng bilirubin bị ứ đọng trong gan, mật, gây nên hiện tượng vàng da, mắt.

Trẻ sẽ có nguy cơ bị vàng mắt cao hơn nếu gặp các trường hợp sau:

  • Trẻ sinh non;
  • Trẻ và mẹ có nhóm máu không tương thích;
  • Trẻ không được cung cấp nguồn sữa đầy đủ;

Đây là tình trạng phổ biến và thường vô hại, khi trẻ được 2 tuần trở lên, gan của trẻ đã phát triển đủ để xử lí bilirubin hiệu quả hơn, bệnh vàng da sẽ dần biến mất.  Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, mắt trẻ sơ sinh bị vàng là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng máu;
  • Mắc các bệnh về gan, mật như viêm gan (nguồn lây từ người mẹ);
  • Thiếu enzym;
  • Bị xuất huyết trong hoặc bầm tím khi sinh;
mắt trẻ sơ sinh bị vàng
Điều trị trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da

2. Cách điều trị mắt trẻ sơ sinh bị vàng tại nhà

Khoảng 2 -3 ngày đầu sau khi sinh, mắt trẻ sẽ bắt đầu có dấu hiệu lòng trắng bị vàng và giảm dần trong 2 tuần mà không phải điều trị. Nếu muốn mau chóng cải thiện tình trạng vàng mắt vàng da ở trẻ, các mẹ có thể tham khảo sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé. 

Physiodose là dòng nước muối sinh lý đơn liều không chất bảo quản, hoàn toàn vô trùng, rất an toàn và lành tính cho con. Được sản xuất tại Pháp với độ tinh khiết cao và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, Physiodose là dòng sản phẩm về nước muối hàng đầu được nhiều mẹ bỉm trên thế giới tin dùng. 

Sử dụng Physiodose để rửa mắt cho trẻ thường xuyên

Các mẹ có thể dùng Physiodose để vệ sinh cho bé ở mắt theo cách sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ bao gồm nước muối sinh lý Physiodose, hai miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh mắt, và rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch.
  • Người dùng vặn nắp nhựa (hoặc bẻ sang 1 bên) để mở nắp.
  • Nhỏ vài giọt vào giữa kết mạc, tại khe giữa mi dưới và mắt mà không chạm vào mắt. Để trẻ chớp mắt để hòa tan bụi bẩn sau đó dùng bông thấm sạch phần dịch chảy ra.
  • Trường hợp chưa sử dụng hết, sử dụng phần nắp vừa mở cắm ngược đầu nhọn vào thân ống để bảo quản dung dịch tốt nhất. 

Nên vệ sinh mắt cho bé 2 đến 3 lần một ngày vào những thời điểm như vừa ngủ dậy, sau khi đi ra ngoài về, và trước khi đi ngủ, hoặc bất kì lúc nào thấy rỉ mắt xuất hiện.

Những lưu ý khi vệ sinh mắt cho bé:

  • Khi thấy bệnh tình của trẻ không thuyên giảm thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Rửa tay kĩ trước khi vệ sinh mắt cho trẻ do tay chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại, nếu cha mẹ không để ý có thể khiến bệnh tình trẻ nặng hơn.
  • Không sử dụng 1 gạc vô khuẩn để vệ sinh cho cả 2 mắt của trẻ do có thể làm xuất hiện tình trạng lây nhiễm bệnh của 2 mắt cho nhau.
mắt trẻ sơ sinh bị vàng
Dùng gạc lau nhẹ phần dịch chảy ra

3. Cách phòng ngừa mắt trẻ sơ sinh bị vàng 

Bệnh lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị vàng khi mới sinh không nghiêm trọng và sẽ tự hết sau 2 tuần, nhưng cũng có một số biện pháp để phòng tránh như:

  • Bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1 giờ sau khi sinh.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt bé thường xuyên.
  • Xét nghiệm nhóm máu của mẹ trước khi mang thai và nhóm máu của bé sau khi sinh, từ đó loại trừ (hoặc xác định nguy cơ bé bị vàng da sơ sinh do không tương thích với nhóm máu của mẹ, giúp việc điều trị dễ dàng hơn.
  • Theo dõi cẩn thận bé từ 5-7 ngày đầu sau khi sinh và đi khám kịp thời ngay khi có biểu hiện bất thường.

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng không phải là hiện tượng quá nghiêm trọng và có thể biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên quá chủ quan mà nên theo dõi kĩ các hiện tượng kèm theo cũng như thời gian dấu hiệu của trẻ xuất hiện để thăm khám và điều trị kịp thời nếu bé mắc các bệnh nghiêm trọng hơn. Cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp nêu trên để đẩy lùi triệu chứng lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị vàng một cách nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá nội dung khác