Trẻ bị đau mắt đỏ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị

Trẻ bị đau mắt đỏ là một trong những bệnh về mắt gây nhiều lo lắng cho các bố mẹ bỉm sữa. Dẫu vậy, vẫn còn nhiều phụ huynh chủ quan tự điều trị cho bé tại nhà. 

Tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng bệnh lý này ở trẻ em, phần nào đem đến những thông tin hữu ích giúp phòng và hạn chế các hậu quả khôn lường khi trẻ bị đau mắt đỏ

1. Đau mắt đỏ ở trẻ em và trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Đau mắt đỏ ở trẻ em là một bệnh lý không còn xa lạ gì với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Đau mắt đỏ thường có đến 65 – 90% nguyên nhân là do virus. Khi bố mẹ quan sát thấy mắt trẻ có dấu sưng huyết (mạch máu đỏ nổi lên rõ ràng) trên mí mắt, đó chính là tín hiệu thông báo đầu tiền trẻ đang có dấu hiệu đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh thông thường sẽ xuất hiện trước ở một bên mắt, sau đó lan dần sang bên còn lại trong vòng từ 24 – 48 tiếng. Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em có thể là hệ quả của sự lây lan qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của nguồn bệnh.

Còn một số nguyên nhân khác bao gồm:

– Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn

– Đau mắt đỏ do dị ứng: Các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi và lông động vật… 

trẻ bị đau mắt đỏ
Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ em

2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau mắt đỏ 

Trẻ bị đau mắt đỏ dễ dàng được phát hiện bởi một số triệu chứng điển hình, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tay đã được vệ sinh sạch sẽ, kéo nhẹ mi mắt bên dưới của trẻ xuống để quan sát, bao gồm:

– Bên trong mí mắt thấy màu sắc đỏ bất thường

– Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt

– Mắt đỏ, Mí mắt sưng nề, đau nhức

– Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.

– Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt bẩn, ghèn  bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy.

– Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.

– Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai…

Khi bệnh đau mắt đỏ ở trẻ tiến triển đến giai đoạn nặng, lúc này toàn bộ mí mắt và ở xung quanh mắt sẽ bị sưng phù lên. Nếu mắt sưng nhiều sẽ khiến trẻ khó mở mắt. Trẻ lúc này sẽ quấy khóc nhiều vì những triệu chứng khó chịu này xuất hiện ở mắt.

Trẻ sẽ quấy khóc nhiều vì những triệu chứng khó chịu xuất hiện ở mắt

Một số triệu chứng ít gặp ở trẻ bị đau mắt đỏ nhưng lại là biểu hiện khi bệnh đã trở nặng bao gồm: 

– Mắt trẻ đỏ và sưng gia tăng cấp độ nặng theo thời gian.

– Ghèn mắt xuất hiện màu vàng đậm hay màu xanh.

– Trẻ sốt cao, liên tục quấy khóc và bỏ ăn.

– Quan sát thấy màng trong mắt bé.

– Tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ không thấy thuyên giảm sau 5 ngày khởi phát bệnh.

Phát hiện trẻ có những biểu hiện nêu trên, các mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Mắt sớm nhất để có phác đồ điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà nếu không muốn ảnh hưởng xấu tới thị giác của trẻ.

3. Cách trị đau mắt đỏ ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Trẻ bị đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt…

Khi trẻ bị đau mắt đỏ các mẹ đừng nên chủ quan mà hãy lưu ý những cách chăm sóc trẻ sau đây: 

– Lau rửa mắt thường xuyên

– Cho trẻ đeo kính để tránh bụi bẩn bay vào mắt 

– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

– Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ

4. Cách phòng tránh đau mắt đỏ ở trẻ em

Để phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ, khuyến cáo các mẹ nên:

• Tránh cho bé tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ.

• Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ.

• Cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén,…

• Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng sát khuẩn.

• Không cho trẻ dùng tay dụi mắt.

• Hạn chế cho trẻ đi bơi trong mùa dịch đau mắt đỏ. Tập thói quen dùng kính bơi khi đi bơi.

• Đeo kính cho trẻ khi đi đường để tránh bụi.

• Cho trẻ tập luyện thể thao và ăn đầy đủ vitamin để tăng cường khả năng miễn dịch.

trẻ bị đau mắt đỏ
Vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ với nước muối sinh lý

Và đặc biệt, luôn luôn vệ sinh đôi mắt của trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý đơn liều. Bố mẹ bỉm có thể dùng rửa mắt 3 lần /ngày vào buổi sáng, sau khi tắm xong và trước khi đi ngủ để rửa trôi các yếu tố gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc mắt.

Trong các dòng nước muối sinh lý, Physiodose hiện là nước muối sinh lý đơn liều được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng nhất, nhờ thành phần an toàn, lành tính, không chất bảo quản, vô trùng tuyệt đối, êm dịu với mắt mũi trẻ sơ sinh, được nhiều gia đình tin dùng. 

Hiện Physiodose đã có mặt tại Việt Nam, được phân phối chính hãng độc quyền và duy nhất tại công ty dược phẩm Starmed.Ngoài ra, đừng ngần ngại thảo luận với chúng tôi qua Fanpage: Physiodose – Nước muối sinh lý đơn liều toàn cầu để có được những thông tin hữu ích khác liên quan đến sức khỏe của bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá nội dung khác