Các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp bố mẹ nên lưu ý

Cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện chính vì thế trẻ rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là ở những cơ quan nhạy cảm như mắt. Các bậc phụ huynh nên đọc kĩ bài viết dưới đây để hiểu đúng hơn về các bệnh về mắt ở trẻ em nhằm phát hiện và chữa trị kịp thời. 

1. Triệu chứng phổ biến về các bệnh về mắt ở trẻ em

Một số dấu hiệu ở mắt thường bị coi nhẹ nhưng có thể là triệu chứng dẫn tới các bệnh nghiêm trọng. Do nhiều phụ huynh chủ quan không để ý tới các bệnh về mắt khiến trẻ có thể bị mù vĩnh viễn hoặc gặp các di chứng bất lợi theo con tới cả đời.

Mỗi bệnh về mắt ở trẻ em đều có những dấu hiệu riêng nhưng những triệu chứng thông dụng dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng phát hiện và chữa trị cho bé kịp thời:

  • Sợ ánh sáng: Sợ ánh sáng là dấu hiệu bất thường cần cha mẹ sớm phát hiện và đưa con đi thăm khám sớm.
  • Nheo mắt: khi trẻ dưới 3 tuổi nheo mắt kèm các biểu hiện như nghiêng đầu, vẹo cổ, nhức đầu… có thể là biểu hiện của một số bệnh về mắt của trẻ như cận, loạn, viễn hoặc nhược thị.
các bệnh về mắt ở trẻ em
Dấu hiệu các bệnh về mắt ở trẻ nhỏ

2.  Các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp và cách chữa chuẩn nhất

Bệnh về mắt ở trẻ luôn là những phiền muộn của ba mẹ, Dưới đây sẽ là 5 loại bệnh về mắt phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh cùng những nguyên nhân và cách phòng tránh mà bố mẹ nên tham khảo. 

2.1. Bệnh dị ứng mắt ở trẻ

Đây là hiện tượng dễ gặp nhất với những biểu hiện dễ nhận ra như mắt ngứa, đỏ hoặc bỏng rát, chảy nước mắt, có thể có gỉ xung quanh mắt, dị ứng mắt sưng tấy mí mắt hoặc sưng húp, phù mọng kết mạc… Nguyên nhân của tình trạng này là do mắt tiếp xúc với vật thể lạ (được gọi là dị nguyên), kích thích cơ thể giải phóng một lượng lớn histamin và một số hoạt chất gây viêm khác, tạo cảm giác khó chịu ở mắt.

Cha mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho con bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt nhẹ nhàng. Khi con có biểu hiện nặng hơn, hãy đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2.2. Tắc tuyến lệ

Ghèn vàng đóng xung quanh mắt 

Theo nghiên cứu cho thấy có tới 6% trẻ sơ sinh có thể mắc phải căn bệnh này, Bệnh xảy ra do hệ thống dẫn nước mắt (tuyến lệ) của trẻ bị tắc nghẽn, dẫn tới tình trạng nước mắt của trẻ không thể thoát ra ngoài. Trẻ bị tắc tuyến lệ mắt lúc nào cũng ướt như khóc, mỗi sáng ngủ dậy thường có nhiều gỉ vàng đóng xung quanh và phía trên mí mắt. Mắt trẻ còn có thể biểu hiện kèm mủ, lòng trắng đỏ, sưng ở hốc mắt, khi khóc, nước mắt dính theo máu ngoài ra trẻ còn sốt. 

Bệnh này điều trị khá đơn giản, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi cha mẹ chỉ cần dùng bông y tế thấm nước ấm đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh gỉ mắt, cùng với đó là thực hiện day mắt vùng túi lệ (vùng góc mắt trong) hàng ngày. Kiên trì thực hiện khoảng 1-2 tháng khả năng thành công rất lớn vì thời gian này trẻ có thể đạt hiệu quả điều trị cao. Nếu trẻ trên 3 tháng mà tình trạng tắc tuyến lệ chưa kết thúc, cha mẹ có thể tới bệnh viện để tham khảo thêm các phương pháp khác từ bác sĩ.

2.3.  Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ)

Mắt trẻ bị đỏ do viêm kết mạc

Mắt bé bị ngứa, kết mạc đỏ, chảy nước mắt nhiều, kèm các biến chứng  như ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch thì khả năng cao bé đã mắc viêm kết mạc. Ở trẻ sơ sinh, bệnh này thường có nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn truyền từ mẹ qua con, hoặc do tắc tuyến lệ. Viêm kết mạc có thể được nhận biết qua các triệu chứng như:

  • Ngứa mắt, đỏ mắt: mắt đổ ghèn, kéo thành sợ, chảy nước mắt, mắt không thể mở to.
  • Giảm thị lực.
  • Phù mi kết mạc, giả mạc.
  • Có thể bị ở một mặt hoặc cả 2 mắt.

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

2.4. Lé lác

Lé lác là tình trạng hai mắt không thẳng hàng ở tư thế nhìn thẳng phía trước mà bị lệch. Khi mới sinh, các bộ phận của trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài nên trẻ có thể có biểu hiện như bị lác. Nhưng khi trên 1 tháng tuổi mà biểu hiện của trẻ vẫn chưa dừng lại thì cần phải được coi là nghiêm trọng và đưa đi thăm khám ngay. Điều trị lé mắt càng sớm hiệu quả càng cao.

Bệnh lé lác có thể gây ra các hậu quả như gây mất thị lực, mất khả năng nhận thức chiều sâu, khiến trẻ dễ bước hụt cầu thang, khó canh khoảng cách giữa 2 vật. Vấn đề giảm thị lực cũng khiến trẻ mất cơ hội làm một số công việc cần thị lực tốt thiên về kĩ thuật hay vận động thể thao, sử dụng kính hiển vi…

các bệnh về mắt ở trẻ em
Trẻ mắc bệnh lé lác

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ có nguy cơ mắc bệnh lé lác như:

  • Mắt thường xuyên mệt mỏi, mất khả năng tập trung.
  • Không thể làm các công việc dễ dàng như đi lại, xếp dọn một cách chính xác, hay vấp té.
  • Hay nghiêng đầu, nheo mắt bên bị lé.

2.5. Bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh 

Tới tuần thứ 16 của thai kì, mắt của trẻ sẽ bắt đầu quá trình hình thành các mạch máu võng mạc với vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho võng mạc. Quá trình này được tiến hành nhanh hơn ở 12 tuần cuối của thai kì. Khi trẻ sinh non, tiến trình này bị giãn đoạn dẫn tới các bệnh lý liên quan tới võng mạc.

Để phòng tránh bệnh này ở trẻ, các thai phụ có thể thăm khảo một số biện pháp phòng ngừa sinh non như:

  • Tìm nguyên nhân và điều trị nếu có tiền sử sinh non.
  • Uống đủ nước.
  • Không nhịn tiểu, vệ sinh kĩ sau khi đi vệ sinh ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Nên nằm nghiêng sang trái hoặc sang phải, không nên nằm ngửa.
  • Tránh stress, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi
  • Không làm việc trong môi trường độc hại, có chế độ dinh dưỡng hợp ý.
các bệnh về mắt ở trẻ em

Hầu hết các bé sinh non mắc bệnh võng mạc thường ở thể nhẹ, tự khỏi và không có ảnh hưởng về sau. Tuy vậy cha mẹ cũng không nên chủ quan mà nên thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám và theo dõi thường xuyên để chữa trị các biến chứng kịp thời.

3. Phương pháp phòng tránh các bệnh về mắt ở trẻ em

Các bệnh về mắt ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể được phòng tránh nếu cha mẹ có cách chăm sóc khoa học và hợp lý như: Ngồi học đúng tư thế, không đọc sách trong điều kiện thiếu sáng, không để trẻ xem tivi, chơi điện tử quá gần và nên bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm tốt cho mắt như những thức ăn chứa nhiều vitamin A, C, B và các khoáng chất.

Ngoài ra, phụ huynh nên để ý đến vệ sinh nhà cửa, cùng với việc vệ sinh kĩ mắt của trẻ hàng ngày, sau khi đi bơi, đi chơi, hay đi từ những nơi bụi bẩn. Hiện nay, nước muối sinh lý physiodose với những ưu điểm tiện dụng, an toàn không gây kích ứng do không chứa chất bảo quản, được các bậc phụ huynh trên toàn thế giới tin dùng để vệ sinh cho trẻ. Chỉ với một số bước cơ bản dưới đây, các bé sẽ được bảo vệ khỏi các bệnh về mắt một cách hiệu quả:

  • Chuẩn bị dụng cụ bao gồm nước muối sinh lý Physiodose, hai miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh mắt, và rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch.
  • Người dùng vặn nắp nhựa (hoặc bẻ sang 1 bên) để mở nắp.
  • Nhỏ vài giọt nước muối vào giữa kết mạc, ở khe giữa mi dưới mà không chạm vào mắt. Để trẻ chớp mắt nhẹ sau đó dùng bông thấm sạch phần dịch chảy ra.
  • Trong trường hợp chưa dùng hết, lấy phần nắp vừa mở cắm ngược đầu nhọn vào thân ống để bảo quản dung dịch một cách tốt nhất. 

Nước muối sinh lý physiodose được sản xuất từ Pháp sẽ là sự lựa chọn thông minh của cha mẹ để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh về mắt.

Trên đây là bài viết chia sẻ các bệnh về mắt ở trẻ em và cách chữa trị, phòng tránh. Với bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ vui lòng liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua fanpage: Physiodose – Nước muối sinh lý đơn liều toàn cầu Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe qua hotline: 0862.642.968 để được tư vấn trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá nội dung khác