5 CÁCH CHỮA NGHẸT MŨI CHO TRẺ SƠ SINH KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC

Và một trong những câu hỏi được các mẹ đang thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn: “Con em nghẹt mũi thì làm thế nào? có nên mua thuốc hay rửa mũi không?”

Việc lựa chọn mua thuốc không được đánh giá cao và tối ưu trong trường hợp này. Mua thuốc đó có đúng hay không? có cần thiết hay không?

Trong giai đoạn đầu đời của trẻ từ 0-3 tuổi. Cứ 6 tháng  mẹ chăm sóc con sai cách phải trả giá bằng  6 năm sau này sửa đổi. Thế mới thấy tầm quan trọng của việc cập nhật các kiến thức nuôi dạy con chuẩn khoa học quan trọng như thế nào.

Thì trong bài viết này sẽ giúp các mẹ có câu trả lời tốt nhất.

Cần hiểu rõ nguyên nhân bé bị nghẹt mũi?

Với thời tiết khô hanh, nắng nóng lại bật điều hoàn 24/7 dễ dàng gây nên niêm mạc bé bị khô. Nên mũi họng không còn lớp niêm dịch tự nhiên để ngăn virus và vi khuẩn. Dẫn tới virus và vi khuẩn bám vào nhiêm mạc mũi họng của trẻ. Lúc này cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể là các đại thực bào đến để ăn nó. Tế bào tự nhiên, bạch cầu trung tính đến ăn virus, vi khuẩn. Và khi ăn như vậy nó lại kích thích tế bào niêm mạc mũi họng tiết ra một chất dịch nhầy và trong các dịch nhầy đó có các kháng thể, các yếu tố miễn dịch và nếu cái tình trạng bé nhiễm virus, vi khuẩn càng nặng thì dịch tiết ra càng nhiều.

Một số nguyên nhân trẻ nghẹt mũi:

  • Thời tiết thay đổi: nắng mưa, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phá triển mạnh.
  • Môi trường sống thay đổi: bé đi học, bé về quê chơi, đang ở nhà đi chơi bên ngoài. Hiểu 1 cách đơn giản là nếu môi trường sống bé đang ở trong nhàm thì bé sẽ tạo được kháng để với các loại virus vi khuẩn trong nhà rồi. Thì mỗi khi có vi khuẩn xâm nhập thì ngay lập tức bị kháng thể tiêu diệt ngay, không tạo ra được dịch mũi. Nhưng khi bé đi môi trường khác, lúc này xuất hiện thêm các virus vi khuẩn lạ, bụi lạ xâm nhập vào cơ thể bé. Kích thích hệ miễn dịch của trẻ tấn công “yếu tố lạ” sẽ tạo dịch mũi.
  • Trẻ bị nhiễm virus.
  • Trẻ bị viêm mũi dị ứng: thường sẽ di truyền từ bố mẹ, ông bà…nên con dễ bị mắc
  • Người trong gia đình hút thuốc lá: hay gặp ở các ông bố. Nhiều ngườii cho rằng bố hút thuốc lá bên ngoài nên không ảnh hưởng tuy nhiên, khi ông bố hút thuốc thì thuốc vẫn có trong phổi, quần áo nên khi bố đi ôm con, hôn con nên cũng gây tình trạng viêm mũi cho con.

Hệ lụy cho bé với một số biểu hiện dễ thấy như:

  • Bé hắt xì hơi.
  • Chảy mũi trong.
  • Nặng hơn nữa là nghẹt mũi gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc trẻ há miệng khi ngủ.

em-be-bi-nghet-mui

Và chăm con, chẳng bà mẹ nào yên lòng trước các biểu hiện này của con. Vậy ngay tại nhà mẹ có thể sử dụng một số mẹ sau mà không cần dùng đến thuốc:

Mẹo 1:  Vệ sinh mũi họng cho trẻ.

Để cho trẻ nằm ngửa, nhỏ cho trẻ nước muối sinh lý đơn liều. Mỗi bên 3-4 giọt. Bịt 1 bên mũi và vuốt từ trên xuống, chuyển bên. Việc làm này vô cùng quan trọng, nó giúp cho dịch mũi của trẻ loãng ra. Sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi.

Nên dùng cái hút bằng miệng để kiểm soát được lực hút. Tuyệt đối không dùng bông tăm, bởi cứng gây tổn thương cho niêm mạc. Vô tình tạo kẽ hở cho vi khuẩn tấn công.

Mẹo 2: Xông hơi mũi

Việc này giúp loãng dịch, tinh dầu có tính khảng khuẩn giúp bé dễ chịu và dễ thở hơn. Bé dễ dàng hắt xì. Tuy nhiên liều lượng đủ.

Mẹo 3: Giữ độ ẩm trong phòng :

đặt chậu nước trong phòng, dụng cụ phun sương, nhớ rằng luôn có dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm trong nhà. Theo các chuyển gia về sức khỏe, độ ẩm trong không khí lý tưởng ở mức 40-60% để giảm các bệnh về đường hô hấp.

Mẹo 4: Dùng gừng mật ong cho trẻ lớn

Gừng phải giã nhỏ để tế bào gừng giập thì tinh dầu “thoát” ra được. Gừng có tính ấm tốt cho phế, đồng thời thêm mật ong cho trẻ uống. Ngày 3 muỗng cà phê nước gừng mật ong: sáng, trưa, chiều sẽ giúp phòng chống các bệnh.

coc-mat-ong-cho-tre-uong

Mẹo 5: Tư thế đầu cao.

Khi bé ngủ đặt cao đầu bé hơn 1 chút, giúp dịch mũi không chảy sâu vào họng giảm nghẹt mũi.

Ngoài ra, việc cho trẻ uống nhiều nước ấm, hay trẻ đang bú mẹ thì cho bú nhiều hơn cũng giúp dịch mũi, đờm loãng ra.

Tuyệt đối chưa nên dùng thuốc, hầu hết các thuốc đều là dạng thuốc co mạch khi nhỏ vào mũi gây co mạch ở mũi khiến nước mũi  không chạy. Tuy nhiên lại càng làm mũi khô, không có dịch bảo vệ, càng làm vi khuẩn tấn công hơn.

5 mẹo trên được đánh giá là ĐƠN GIẢN, AN TOÀN, HIỆU QUẢ mẹ nên áp dụng để phòng cho con. Trường hợp trẻ bỏ ăn, sốt nóng, ho nhiều, thì cần đi thăm khám kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá nội dung khác