Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao để trị dứt điểm?

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm là tình trạng khiến bé khó ngủ, quấy khóc, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Vậy nguyên nhân là gì và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Physiodose tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao
Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm xảy ra khá phổ biến. Đây là hiện tượng mũi trẻ chứa nhiều dịch nhầy, gây tắc nghẽn ở khoang mũi. Trẻ có hốc mũi hẹp hơn nhiều so với người lớn nên tình trạng này càng dễ xảy ra hơn. 

Ban đêm khi gặp tình trạng nghẹt mũi, cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ thở khò khè, hoặc khóc do không thở được. Nguyên nhân là do trẻ chưa biết cách thở bằng miệng, cũng như cách hỉ mũi ra như người lớn.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm thường do:

  • Sự thay đổi thời tiết bất thường khiến trẻ bị cảm, sổ mũi…
  • Thay đổi môi trường sống khiến mũi trẻ bị kích ứng và trở nên nhạy cảm hơn.
  • Trẻ vừa tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá, hóa chất…
  • Do nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Do trẻ mắc một số bệnh lý về hô hấp như viêm xoang, viêm tai giữa, dị ứng…
  • Do mọc trăng, dịch ở khoang miệng tiết ra nhiều hơn, chảy xuống bộ phận mũi, họng, gây viêm nhiễm.

6 cách giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu một số giải pháp dưới đây nhé

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch muối NaCl 0,9%, là loại dung dịch đẳng trương, có áp suất thẩm thấu tương đương với các dịch của cơ thể như dịch ở mắt, mũi,…Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý sẽ giúp các dịch làm mũi trẻ bị tắc nghẽn mềm ra, dễ dàng được rửa trôi đi, mũi trẻ sẽ trở nên thông thoáng hơn và dễ lưu thông không khí hơn.

Cách rửa mũi truyền thống cho trẻ bằng nước muối sinh lý như sau:

  • Bước 1: Cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng, đặt đầu bé hơi nghiêng về một bên và dùng tay cố định đầu của bé. 
  • Bước 2: Đưa đầu lọ nước muối sinh lý vào gần lỗ mũi của bé. Sau đó từ từ nhỏ 2-3 giọt vào mũi bé để tạo độ ẩm, giúp các chất nhầy loãng ra và dễ hút hơn. 
  • Bước 3: Đợi từ 30s cho nước muối ngấm vào, sau đó sử dụng tăm bông hoặc khăn bông thấm nhẹ các phần dịch tiết ra trong lỗ mũi bé. Lưu ý không ngoáy mạnh hoặc đưa quá sâu vào trong mũi. 
  • Bước 4: Nếu mũi bé có nhiều dịch nhầy bị ứ đọng thì sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút phần dịch này ra ngoài. 
  • Bước 5: Dùng khăn bông ẩm lau khô xung quanh mũi của bé.

Do trẻ có hệ hô hấp nhạy cảm nên phụ huynh cũng nên chọn loại nước muối sinh lý được sản xuất riêng cho trẻ (ví dụ như Physiodose,…) chứ không nên sử dụng loại chai to hay tự pha. Cha mẹ cũng nên lưu ý rửa mũi cho trẻ với tần xuất và cường độ hợp lý tránh gây tác dụng ngược.

Xông hơi mũi cho trẻ

Xông hơi cũng là một cách giúp dịch mũi của trẻ được pha loãng và đi ra ngoài dễ hơn với các bước đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị một chậu nước thảo dược (như bạc hà, xả, trà xanh…) đã được đun sôi
  • Bế bé ngồi cách chậu khoảng 40cm, hơi thảo dược sẽ giúp bé dễ chịu hơn nhiều đấy

Sự hanh khô cũng khiến mũi trẻ bị nghẹt, xông hơi sẽ giúp mũi trẻ được cấp ẩm tốt hơn. Ngoài ra cha mẹ cũng nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng điều hoặc khi thời tiết hanh khô giúp bé dễ chịu hơn.

Massage mũi cho trẻ

Đây cũng là một phương pháp hay để bố mẹ tham khác với các cách làm như sau:

Chuẩn bị dầu masage dành riêng cho trẻ.

Dùng 2 ngón tay trỏ hoặc 2 ngón áp út vừa day 2 bên cánh mũi, vừa vuốt dọc cánh mũi.

Cách này sẽ giúp mũi trẻ nóng lên, dịch nhầy sẽ tan ra giúp mũi trẻ lưu thông tốt hơn, trẻ cũng sẽ dễ thở hơn.

Nâng cao đầu khi ngủ

Nâng cao đầu khi ngủ sẽ giúp dịch trong mũi bé dễ chảy ra ngoài hơn, ngoài ra cũng giúp đường thở của trẻ thẳng hơn, từ đó cải thiện được tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Cha mẹ có thể nâng nhẹ phần đầu cảu nệm, cũi lên một chút, hoặc chuẩn bị thêm một chiếc khăn xô mỏng để lót dưới đầu bé. 

Không nên lót gối hay nâng đầu bé quá cao, việc đó có thể góp phần khiến tăng nguy cơ đột tử ở trẻ.

trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao
Tư thế ngủ của trẻ cũng vô cùng quan trọng

Tăng độ ẩm không khí trong phòng

Như đã nói ở trên, không khí khô lạnh cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Niêm mạc mũi của trẻ càng khô sẽ càng dễ bị các tác nhân gây bệnh tác động.

Cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm khi để bé ở trong phòng điều hòa hay khi thời tiết hanh khô. Ngoài ra, phụ huynh có thể nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu giúp không khi được diệt khuẩn tốt hơn, hỗ trợ giảm nghẹt mũi và phòng tránh các bệnh về mũi khác.

Để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển thì cha mẹ nên lưu ý thay nước trong máy tạo độ ẩm không khí hàng ngày nha!

Máy tạo độ ẩm

Hút dịch mũi cho trẻ

Đây là phương pháp khá phổ biến được nhiều phụ huynh lựa chọn sử dụng để giảm bớt tình trạng trẻ bị ngạt mũi khó thở. Phương pháp này cũng khá đơn giản với các bước thực hiện:

  • Nhỏ nước muối để làm ẩm và làm lỏng các dịch nhầy.
  • Cho trẻ nằm nghiêng, bấm nút để máy hoạt động, nước mũi mà dịch nhầy sẽ sớm được hút ra

Cách hút mũi cho trẻ sẽ giúp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tức thời. Tuy vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ huynh không nên áp dụng nhiều lần trong ngày tránh kích ứng và tổn thương niêm mạc trẻ.

Biện pháp phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ

Có một số phương pháp phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ cha mẹ có thể áp dụng như:

  • Ủ ấm chân, tay, cổ của trẻ khi thời tiết trở lạnh bất thường
  • Tăng cường độ ẩm khi trời hanh khô, hoặc khi để bé nằm trong phòng điều hòa quá lâu
  • Che kín miệng, mũi, mắt của trẻ khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói hại.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để dịch nhầy của trẻ được pha loãng và dễ chảy ra hơn, giúp mũi trẻ thông thoáng hơn.
  • Vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên 2-3 lần/ngày, và sau khi trẻ vừa tiếp xúc với môi trường khói bụi.

Nước muối sinh lý physiodose vệ sinh đường hô hấp trên cho trẻ 

Các phương pháp chữa nghẹt mũi cho trẻ thường phải sử dụng nước muối sinh lý. Vậy nên đây là một thành phần rất quan trọng và nên được để tâm trong khâu chọn lựa. Do mũi trẻ còn nhạy cảm, cha mẹ nên chọn loại nước muối sinh lý tinh khiết, vô trùng, không chứa chất bảo quản, tiêu biểu là sản phẩm nước muối sinh lý Physiodose – Nước muối sinh lý được tin tưởng số 1 tại Pháp.

trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao
Nước muối Physiodose

Nhờ công đoạn sản xuất nghiêm ngặt, không chứa chất bảo quản, đóng gói đơn liều tiện dụng nên nước muối sinh lý Physiodose được tin tưởng sử dụng cho mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em và trẻ sơ sinh.

Physiodose có thể được sử dụng cho mắt, mũi, miệng với 2 dòng sản phẩm:

  • Đầu tròn, mềm: Trẻ sơ sinh, trẻ sinh non
  • Đầu truyền thống: Trẻ nhỏ & Người lớn

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho các cha mẹ câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?” một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại nhắn tin cho Physiodose nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá nội dung khác